HOT LINE

0905.999.900

GÓP Ý - PHẢN HỒI:

info@hailam.com.vn
Tôn cách nhiệt Đà Nẵng
      Tôn cách âm Đà Nẵng
 tôn mát
 tôn 3 lớp

Cách chống nóng tường nhà hiệu quả nhất

>>> Xem thêm:

 

1. CÁCH CHỐNG NÓNG TƯỜNG NHÀ

Tường nhà là vị trí chịu nhiều tác động của ánh nắng, vì vậy nên sử dụng loại gạch block để xây tường chống nóng vì nó là vật liệu cách nhiệt cho tường nhà rất tốt.

Để tăng thêm hiệu quả khi xây tường cách nhiệt chúng ta sẽ xây dựng nhà với tường đôi (tường 20cm hay tường 2 lớp gạch) nhằm giúp ngôi nhà vững chắc hơn, đồng thời chống nóng tốt nhất.

Không chỉ vậy, mọi người nên sử dụng sơn cách nhiệt cho bức tường, trồng thêm dây leo sẽ mang lại hiệu quả chống nóng tuyệt đối.

Ngoài ra Khả năng tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà có thể đạt được thông qua việc cách nhiệt cho mặt ngoài tường.

Có hai giải pháp cách nhiệt cho tường bao che:

+ Cách nhiệt được thực hiện cho mặt ngoài của tường bao che, đây là cách hay sử dụng nhất.

+ Trong trường hợp mặt ngoài tường cần được bảo vệ nguyên trạng ban đầu thì sẽ thực hiện cách nhiệt cho mặt trong của tường bao che.

Việc hoàn thiện mặt ngoài cũng như cách nhiệt bổ sung sẽ bảo vệ kết cấu chịu tải trước tác động của thời tiết và góp phần làm tăng tuổi thọ của kết cấu

Phương pháp cách nhiệt ngoài cho tường có các ưu điểm sau:

– Đặc trưng nhiệt của kết cấu tường bao che được bảo tồn do đó đặc trưng nhiệt của tòa nhà vào mùa hè được cải thiện

Giảm được các ảnh hưởng của cầu nhiệt và chi phí hợp lý trong trường hợp cần phải cải tạo, sửa chữa để nâng cấp cả ngoại thất tòa nhà.

Do vậy mà chi phí của vật liệu cách nhiệt chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với toàn bộ chi phí cải tạo ngoại thất tòa nhà.

– Việc cách nhiệt bổ sung có thể kết hợp luôn với việc cải tạo thay thế hoặc nâng cấp cửa sổ.

Để giảm tác động của cầu nhiệt gần cửa sổ thì vị trí lý tưởng của cửa sổ là càng gần lớp cách nhiệt càng tốt.

Hệ thống cách nhiệt phức hợp: Trong hệ thống này các tấm cách nhiệt có thể được dán bằng keo dán hoặc gá lắp vào tường bằng hệ vít gắn vào kết cấu tòa nhà.

 

cach-chong-nong-cho-nha

1.1. Vật liệu chống nóng tường nhà

1.1.1. Xốp EPS cách nhiệt

Xốp EPS (Expanded polystyren) và bông khoáng là hai chủng loại vật liệu thông dụng nhất trên thị trường hiện nay.

1.1.2. Bông khoáng cách nhiệt

Là vật liệu không cháy và giúp cải thiện đặc trưng âm học của tường và giảm nguy cơ liên quan đến việc hình thành hơi ẩm.

Tại các điểm nối cửa sổ thì có thể phủ lớp cách nhiệt lên trên phần khung cửa.

Việc lắp đặt các lam chắn nắng, mái che, đèn chiếu sáng hoặc thiết bị khác (điều hòa..) cần phải đưa ngay vào trong giai đoạn thiết kế cải tạo cách nhiệt.

1.1.3. Cách nhiệt bằng các tấm cách nhiệt chống nóng tường nhà với khe thông gió

Khe thông gió kết hợp với lớp cách nhiệt rất phù hợp cho cả hai mùa đông và hè, với khe thông gió thì hơi ẩm có thể thoát ra khỏi vật liệu vào mùa đông cũng như không khí nóng thoát ra vào mùa hè.

Tuy nhiên dạng cách nhiệt này đòi hỏi chi phí tương đối cao.

Các vật liệu dạng tấm có thể sử dụng bao gồm: Tấm fibro xi măng, tấm tôn lợp, đá ốp và gạch ốp ceramic.

Loại kết cấu gá đỡ lớp vật liệu cách nhiệt sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu được lựa chọn (thông thường hay sử dụng các khung gỗ hoặc thanh kim loại).

>>> Tham khảo: CÁC MẪU LA PHÔNG NHỰA ĐẸP 2021, ĐƠN VỊ CUNG CẤP LA PHÔNG NHỰA PVC Ở ĐÀ NẴNG

 

1.2. Cách chống nóng hiệu quả cho tường nhà

Khi thực hiện cách nhiệt cho tường thì có thể giữ nguyên lớp vữa trát ban đầu mà không cần phải đục tẩy nếu lớp vữa này còn đủ khả năng bám dính vào kết cấu tường. Trong trường hợp bề mặt tường không được phẳng thì cần phải thi công làm cho mặt tường phẳng để có thể áp khít các tấm cách nhiệt lên bề mặt tường cần cách nhiệt.

 

2. CÁCH CHỐNG NÓNG MÁI NHÀ, CÁCH CHỐNG NÓNG CHO TRẦN NHÀ

 

2.1. Cách chống nóng cho nhà mái bằng

Chống nóng trần nhà bê tông

Giải pháp cải tạo cách nhiệt cho mái bằng phụ thuộc vào loại mái và tình trạng của mái tại thời điểm cần cải tạo.

Việc cải tạo mái xét từ khía cạnh bảo tồn năng lượng luôn luôn là cần thiết.

Bởi vì nó sẽ giúp làm giảm năng lượng tiêu thụ cũng như bảo vệ tăng tuổi thọ cho kết cấu mái.

Tuy nhiên việc cải tạo cũng đòi hỏi một khoản chi phí lớn cho trường hợp cần cải tạo cả các lớp chống thấm.

Việc trồng lớp thảm thực vật trên mái cũng là một giải pháp có nhiều ưu điểm.

Nó sẽ giúp giảm được đáng kể lượng nhiệt truyền qua mái vào tòa nhà trong điều kiện mùa hè. Hình bên dưới giới thiệu cấu tạo kết cấu cách nhiệt cho mái bằng. Trong kết cấu này, lớp cách nhiệt được đặt dưới lớp vật liệu ngăn nước.

 

cach-chong-nong-cho-nha

 

>>> Tham khảo ngay: CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG NẮNG NÓNG BẰNG LA PHÔNG CÁCH NHIỆT

2.2. Chống nóng cho nhà mái dốc

Cách chống nóng cho nhà mái tôn bằng xốp

Trong trường hợp mái của tòa nhà đã xuống cấp và có nhu cầu phải cải tạo thay thế mới hoặc khả năng chống thấm của mái và kết cấu mái chưa đáp ứng được yêu cầu thì có thể tiến hành cách nhiệt cho mái từ phía ngoài.

Trong các trường hợp còn lại có thể thực hiện việc cách nhiệt cho mái từ bên trong sẽ thuận lợi hơn.

Việc thực hiện cách nhiệt cho mái từ phía ngoài có ưu điểm là không gây ảnh hưởng đến nội thất bên trong của tòa nhà.

Các lớp cách nhiệt bổ sung sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ của các kết cấu chịu tải và cải thiện tốt hơn đặc tính âm học của tòa nhà.

Tuy nhiên chi phí cho việc thực hiện cách nhiệt từ phía ngoài kết cấu sẽ cao hơn so với chi phí thực hiện cách nhiệt từ phía trong.

Có thể tiến hành cách nhiệt ngay trên các rui mè của mái với các tấm cách nhiệt (ví dụ: xốp EPS hoặc XPS, vật liệu túi khí….).

Trong trường hợp này thì không cần sử dụng giá đỡ vật liệu cách nhiệt và có thể tránh được hiệu ứng cầu nhiệt.

Ngoài ra có thể sử dụng vật liệu cách nhiệt ở dạng bông sợi (ví dụ: bông khoáng, bông thủy tinh…) để phủ vào giữa các thanh rui mè

 

cach-chong-nong-cho-nha

Cách chống nóng cho nhà mái dốc từ phía ngoài

 

Nguồn:nha247