HOT LINE

0905.999.900

GÓP Ý - PHẢN HỒI:

info@hailam.com.vn
Tôn cách nhiệt Đà Nẵng
      Tôn cách âm Đà Nẵng
 tôn mát
 tôn 3 lớp

CÁCH CHỐNG BÃO VÀ CÁCH CHỐNG SÉT CHO NHÀ Ở AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

>>> Xem thêm: 

 

Chống sét cho mái tôn

Chống sét cho nhà mái tôn là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho công trình trước tác động của thời tiết.

cach-lap-dat-chong-set-cho-nha-o

 

+ Tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống chống sét cho mái tôn

Sét là một trong số các hiện tượng tự nhiên khi mưa bão tới, chúng tiềm tàng nhiều mối nguy hại đến tính mạng cũng như tài sản của các gia đình. Vì vậy, lắp đặt chống sét gia đình để bảo vệ ngôi nhà vững chắc, an toàn, hiện nay rất nhiều gia đình cũng như công trình sử dụng thiết bị chống sét hơn.

Đặc biệt với các gia đình và công trình xây dựng sử dụng mái tôn, lắp đặt hệ thống thu lôi, chống sét là vô cùng cần thiết. Nếu như chưa có kinh nghiệm lắp đặt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách làm chống sét cho nhà ở.

 

+ Những điều cần làm khi chống sét cho nhà mái tôn

Trước khi thực hiện chống sét cho công trình lợp mái tôn, bạn cần chuẩn bị một số điều kiện. Đây là yếu tố cơ bản, đem lại hiệu quả chống sét cao cho cách chống sét nhà ở.

– Kiểm tra vùng bảo vệ để chống sét

Bạn cần lưu ý trước khi lắp đặt hệ thống chống sét, bạn cần phải quan tâm đến độ cao cũng như vị trí của công trình đó. Sau đó tính ra bán kính mà hệ thống chống sét đó hoạt động tốt nhất. Sau đó xác định vị trí, chiều cao tối thiểu có thể lắp đặt hệ thống chống sét một cách chính xác và hiệu quả cao.

– Kiểm tra kết cấu của công trình xây dựng

Kết cấu của các công trình xây dựng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hệ thống chống sét cho mái tôn. Thông thường các công trình xây dựng thường được làm bằng thép hoặc bê tông. Tuy nhiên hiện nay với sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, kích thước và công dụng ưu việt, mái tôn được sử dụng ngày càng phổ biến trong việc thi công, lắp đặt hệ thống mái các công trình.

Tốt hơn hết, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để biết thêm các cách chống sét phù hợp với kết cấu của các công trình và đảm bảo an toàn. Sử dụng các phương pháp cách điện sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc của người sử dụng nhưng lại mang lại hiệu quả tối đa nhất.

Bởi vậy, bạn nên lưu ý về khoảng cách từ kim thu sét đến các thiết bị khác trên mái tôn đúng quy định, không gây tình trạng hỏng hóc và nguy hại cho con người.

– Sử dụng dây dẫn thoát sét loại chuẩn

Bạn nên sử dụng dây đồng bện, có diện tích càng to càng tốt. Loại dây này có tính dẫn điện tốt hơn các loại dây khác, dây ít chắp nối và có kích thước lớn hơn quy chuẩn.

Đặc biệt, bạn nên lưu ý chọn loại dây có đường đi thẳng nhất và kích thước tối thiểu khoảng 50m2.

– Thiết kế hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ và ổn định

Hệ thống này giúp cho lượng điện năng của sét tản đi an toàn và nhanh chóng hơn. Chúng có tổng trở nhỏ và hoạt động ổn định trong nhiều năm, bao gồm hệ thống tiếp đất, cáp thoát sét và kim thu sét đồng bộ với nhau.

Tùy theo thiết kế của từng vùng đất mà số lượng cọc được bố trí sao cho phù hợp đảm bảo điện trở nối đất theo quy định an toàn. Nếu như có nhiều hệ thống nối đất gần nhau, phải đẳng thế chúng bằng với van đẳng thế.

 

+ Những lưu ý khi chống sét cho mái tôn các công trình

Khi chống sét cho mái tôn các công trình, bạn nên căn cứ vào số liệu thiết kế thi công các công trình khác nhau, căn cứ vào các tài liệu khảo sát địa chất và các tiêu chuẩn của hệ thống chống sét hiện hành như:

  • TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét của Tổng Cục Bưu Điện.
  • TCXD 46-1984 tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
  • NF C17-102/2011 tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp phiên bản tháng 9/2011.
  • TCVN 4756-89 tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
  • TCVN 9385/2012 tiêu chuẩn “chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” của Việt Nam.

Ngoài việc nắm rõ kết cấu của các công trình, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các dụng cụ chống sét đúng quy chuẩn:

  • Kim thu sét được làm từ kim loại có độ dài từ 0,5-1,5m, tùy vào phạm vi thu sét có thể lắp đặt 3-5 kim.
  • Dây dẫn thoát sét nên sử dụng đồng tròn mạ kẽm để có thể dẫn điện hiệu quả có thể tiết kiệm 50m2 trở lên, chú ý thẳng nhất hạn chế các mối hàn.
  • Tính toán hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ và ổn định, khi sét đánh phải đảm bảo đồng bộ, tiêu tán sét nhanh nhất có thể.
  • Lắp đặt hệ thống chống sét và kiểm định kĩ càng. Đảm bảo kim thu sét phải đúng vị trí sau đó hàn chúng lại với dây dẫn thoát sét an toàn. Nối chúng với cọc tiếp đất cách xa nhà ít nhất 2m và sâu khoảng 0,5m.

Cuối cùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống chống sét cho mái tôn, bạn nên kiểm định lại chúng thường xuyên. Bởi sau một thời gian dài sử dụng hệ thống này phải chịu sự hao mòn do nắng mưa, bão lũ,…

 

CHỐNG BÃO

Làm mái tôn chống bão là nhu cầu cấp thiết của các gia đình mỗi dịp mưa bão về để bảo vệ ngôi nhà của bạn.

Cách chống bão thông thường đơn giản nhất đó là sử dụng bao tải cát đè lên mái tôn để tạo sức nặng cho mái tôn không bị gió bão cuốn đi. Tuy nhiên cách này chỉ được áp dụng trong trường hợp bão gần bờ sắp đổ bộ, còn với những trận bão lớn, bạn cần phải sử dụng đến các biện pháp phức tạp và cẩn thận khác.

Các biện pháp chống bão cho nhà mái tôn phổ biến:

Hiện nay có nhiều biện pháp chống bão cho mái tôn được sử dụng. Phổ biến là:

  • Bắt vít chặt mái tôn với khung nhà hoặc nẹp, bao cát.
  • Sử dụng ke chống bão mái tôn.

Đặc biệt hãy theo dõi điều kiện thời tiết thường xuyên và đưa ra các quy chuẩn chống bão rõ ràng, chi tiết để hiệu quả chống bão được tốt nhất.

 

+ Một số thông tin cần thiết về ke chống bão mái tôn

Ke chống bão mái tôn là sản phẩm có khả năng chịu lực nén và lực xốc của gió bão cao hơn bất kì loại nẹp thông thường nào. Với độ bền cao, không bị rỉ sét và chịu được được sức gió bão giật cấp 10 đến cấp 12,…

Chúng được cấu tạo từ 2 thành phần chính là phần lõi sắt và lõi nhựa PPC bọc bên ngoài:

  • Phần lõi sắt được làm bằng thép cứng có độ dày từ 1.8- 2.0 ly được dập theo hình dạng sóng dương của tấm tôn.
  • Phần nhựa PPC được bọc bên ngoài phần thép cứng có chức năng chống gỉ rét, chống oxi hóa tăng độ bền của ke lên. Lớp nhựa PPC có màu sắc đồng màu với màu của tấm tôn lợp tạo vẻ đẹp cho toàn bộ mái tôn, có khả năng chịu nhiệt độ lên tới 60 độ C.

Ke mái chống bão cho những khu vực được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít đảm bảo chắc chắn. Sao cho khoảng cách giữa các ốc vít phụ phải thiết chặt vào thiết kế của mái lợp và ở gần mép của tấm lợp.

Ở những vị trí cạnh của mái lợp tôn, dọc theo góc nhà cần bao phủ một tấm kim loại bảo vệ bởi gió bão. Với những ngôi nhà nằm gần biển thường hứng trực tiếp các điều kiện ảnh hưởng, nên sử dụng loại ốc chống ăn mòn.

 

+ Chống bão cho mái tôn bằng cách bắt vít, sử dụng bao cát

Mái nhà thường là nơi chịu mọi áp lực, nhất là khi có gió bão. Đối với nhà mái tôn có sử dụng phần ốc vít, bạn nên gia cố lại. Đây là những điểm khá “nhạy cảm” vì chúng có thể bị hư hại khi có bão.

Ngoài ra, biện pháp sử dụng bao cát cũng được một số hộ gia đình sử dụng khi chống bão mái tôn. Tuy nhiên, ke chống bão hiện vẫn là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. 

 

+ Lưu ý khi sử dụng biện pháp chống bão cho nhà mái tôn

Nếu muốn lựa chọn hệ thống mái tôn chất lượng để việc lắp đặt hệ thống chống sét và chống bão cho mái tôn an toàn, hiệu quả phải phù hợp. Lựa chọn đơn vị làm mái tôn uy tín và thợ có tay nghề cao, người tiêu dùng sẽ vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài, lại vừa có thể lắp đặt hệ thống chống sét an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí…