CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI TÔN ĐÚNG KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ
Độ dốc của mái tôn là gì? Độ dốc 10 nghĩa là gì? Có quan trọng hay không? Thế nào là tiêu chuẩn độ dốc mái tôn đúng chuẩn? Độ dốc thoát nước mái bằng bao nhiêu và độ dốc tối thiểu của mái tôn thế nào là phù hợp để nước được thoát nhanh nhất? Bài viết dưới đây, Hải Lâm sẽ giới thiệu tới các bạn cách tính phần trăm độ dốc mái nhà đúng kỹ thuật và thuận tiện nhất, cùng theo dõi nhé
>>> Tham khảo ngay:
- LÝ GIẢI VIỆC MÁI TÔN PHÁT TIẾNG ĐỘNG KHI TRỜI NẮNG NÓNG
- CÓ NÊN LỢP TÔN GIẢ NGÓI? SO SÁNH MÁI NGÓI VÀ MÁI TÔN
- CÁC MẪU LA PHÔNG NHỰA ĐẸP 2021, ĐƠN VỊ CUNG CẤP LA PHÔNG NHỰA PVC Ở ĐÀ NẴNG
1. ĐỘ DỐC MÁI TÔN LÀ GÌ?
Độ dốc của mái tôn được hiểu như là độ nghiêng của mái tôn theo một tỷ lệ nhất định. Độ dốc phải phù hợp với kết cấu của công trình xây dựng, đảm bảo việc thoát nước, tránh ứ đọng trên mái gây thấm dột.
Độ dốc mái ngói, mái tôn hay mái thái đều có độ dốc khác nhau, mái càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Độ dốc của mái tôn còn phải phụ thuộc vào chất liệu làm ra chúng. Một độ dốc i hợp lý thông thường phải là 10%.
Tỷ lệ phần trăm độ dốc của mái tole có thể thay đổi tùy theo từng thiết kế công trình sao cho phù hợp nhưng phải đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo cho việc thoát nước hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tôn Seamlock, Mái Lợp Cho Mọi Công Trình Diện Tích Lớn
2. TIÊU CHUẨN ĐO ĐỘ DỐC CHO MÁI TÔN ĐÚNG KỸ THUẬT. MÁI NGÓI DỐC BAO NHIÊU ĐỘ?
Khác với mái nhà sử dụng ngói, phải đảm bảo độ dốc mái tôn tối thiểu là 10% so với độ dốc mái ngói tối thiểu là 30%.
- Độ dốc của mái tôn lợp nhà: Tùy theo từng công trình dân dụng mà độ dốc được thiết kế khác nhau. Thế nào là độ dốc 10%? Mái tôn có độ dốc tối thiểu là 10% sẽ đảm bảo nước mưa chảy xuống dễ dàng. Điều này giúp nước mưa không bị ứ đọng trên các lớp của mái tôn chống nóng.
- Độ dốc của mái tôn lợp tầng hầm: Nhiều hộ gia đình có xây thêm phần tầng hầm để xe ô tô và xe máy đi hàng ngày. Tiêu chuẩn đo độ dốc của tôn ở tầng hầm còn tùy thuộc vào độ dốc của tầng hầm. Tôn ở tầng hầm thông thường có độ dốc tối đa là 20%. Nếu nhà có chiều sâu dành cho tầng hầm thì thiết kế dốc thoải xuống sẽ nhẹ nhàng hơn. Đối với việc thiết kế lắp đặt mái tôn cho nhà phố, biệt thự thì tính độ cao từ điểm sàn đến trần hay đà. Chiều cao tối thiểu từ điểm sàn đến trần phải là 2,2m .
- Độ dốc của mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh thấp nhất là 15% giúp nước thoát dễ dàng và nhanh hơn. Khi bạn lợp mái cũng vậy, những chỗ bắn vít rất dễ bị hoen gỉ, vì vậy nên cẩn thận bắn silicon bảo vệ để tránh nước văng vào nhà cũng như sử dụng tôn được lâu hơn
CÔNG THỨC TÍNH ĐỘ DỐC MÁI TÔN ĐỂ THOÁT NƯỚC
Tuỳ thuộc vào vật liệu của tôn cùng với độ dốc của mái. Có thể tính độ đốc như sau:
- Mái lợp tôn múi: 15 – 20%
- Mái lợp fibro làm bằng xi măng: 30 - 40%
- Mái lợp ngói: 50 – 60%
- Mái lợp fibro làm bằng xi măng: 30 - 40%
Thực tế trong những dự án xây dựng nhà xưởng, độ dốc ở mái tôn thường từ 10% đến 30%, tối thiểu là từ 8% đến 10%. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về tải trọng tiêu chuẩn mái tôn. Vì tải trọng tiêu chuẩn có thể giúp tính toán chi tiết các thông số cần thiết trong quá trình thi công.
TIÊU CHUẨN ĐƯỜNG DỐC, SÀN VỆ SINH VÀ SÀN MÁI
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều thứ liên quan đến độ dốc. Chẳng hạn như độ dốc đường hầm, độ dốc cầu thang, sàn vệ sinh hay ban công,… Điểm chung của các độ dốc này đó là chúng tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế nhất định như:
- Đường dốc tầng hầm đối với các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy: Độ dốc tối thiểu là 15%
- Đường đi cho người khuyết tật: 8,3-10%
- Sàn vệ sinh cho ban công: 1-2%
- Mái bằng cho bê tông: 0,5%
CHỌN ĐỘ DỐC CỦA MÁI TÔN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ
- Lưu lượng mưa tại địa phương.
- Loại tôn sử dụng (tôn 5 sóng hoặc tôn 11 sóng). Ví dụ tôn cliplock hoặc tôn seamlock.
- Đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.
- Chiều dài của mái cần phải đảm bảo cho quá trình thoát nước được dễ dàng hơn.
Những điểm cầm đặc biệt lưu ý:
- Cần phân biệt độ dốc mái (%) và góc dốc (độ).
- Độ dốc của mái tôn là tỷ số giữa Chiều cao/ Chiều dài mái tôn.
Được tính bằng công thức: i = H/L x 100%
- Trong đó tính độ dốc i, H là chiều cao mái và L là chiều dài của mái.
- Đối với độ dốc 10%, chiều cao 1m chiều rộng 10m thì có góc là 6 độ.
- Mọi người thường nghĩ rằng độ dốc 100% có góc 90 độ. Nhưng thực tế phải là góc 45 độ, xảy ra khi chiều cao H = chiều dài L.
- Công thức này cũng là cách tính độ dốc mái ngói và độ dốc mái tôn cho nhà cấp 4.
Chúng ta cần phân biệt:
- Độ dốc (đơn vị %)
- Góc dốc (đơn vị độ)
Trong thực tế cuộc sống cũng như trong kỹ thuật, cách tính độ dốc đơn giản hơn góc dốc. Vậy nên người ta thường có xu hướng sử dụng khái niệm độ dốc.
Độ dốc mái là tỷ số giữa Chiều cao/ Chiều dài mái được tính bằng công thức:
i = H/L x 100%
Góc dốc alpha được tính bằng công thức:
alpha = arctan (H/L) / 3,14 x 180
VÍ DỤ:
- Độ dốc 10% là mái có chiều cao H= 1m với chiều dài L = 10m, có góc dốc là 5,7 độ.
- Độ dốc 20% là mái có chiều cao H = 2m và chiều dài L = 10m, góc dốc là 11,3 độ
- Góc dốc với độ dốc 20% (i=0,2)
Lưu ý độ dốc 100% là gì?
Nhiều người nhầm tưởng độ dốc 100% là góc 90 độ nhưng thực chất không phải như vậy. Độ dốc 100% có góc dốc 45 độ có chiều cao H bằng với chiều dài L. Kiểm tra khi H=L thì độ dốc được tính theo 2 cách như sau:
- Độ dốc: i = H/L= 100%
- Góc dốc = arctan (1) /3,14 *180 = 45 độ
>>> Click ngay: Hướng Dẫn Cách Đóng La Phông Trần Nhà Và Những Lưu Ý Khi Lắp La Phông
4. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TÍNH ĐỘ DỐC MÁI TÔN CỦA NHÀ XƯỞNG VÀ ĐỘ DỐC MÁI NHÀ CẤP 4
- Để độ dốc mái tôn nhà xưởng giảm, bạn có thể sử dụng một số loại tôn cliplock hoặc tôn seamlock có sóng to, dễ dàng thoát nước và không bị ứ đọng khi dùng.
- Với mái bên trong nhà xưởng hoặc mái giật cấp (chiều cao < 2,4m). Bạn cần phải gia cố lại phần mái sao cho chắc chắn, để nước có thể thoát ra nhanh nhất. Nếu mái có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2,4m thì phải bố trí thêm ống/máng thoát nước riêng.
- Nghiên cứu để tạo khe tải nhiệt trên 25m.
- Tùy theo nhu cầu thiết kế và công nghệ, mái xưởng được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài, nối thông với hệ thống thoát nước chung của nhà xưởng. Máng thoát nước này bắt buộc phải có nắp đậy bê tông cứng và tháo lắp dễ dàng.
CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ MÁI TÔN
- Hãy sử dụng kiểu cửa mở phía dưới hoặc cửa lật, tuyệt đối không được dùng kiểu cửa mở phía trên
- Nếu công trình cần mức độ chống nước, tránh ẩm ướt cao. Bạn nên sắp xếp, bố trí thiết kế hàng loạt bóng mở từ phía dưới sàn.
- Chiều dài của cửa mái tôn không được lớn hơn 84m, cửa mái nên được đặt lùi vào một bước cột cách đầu hồi nhà.
Hải Lâm hiện đang có rất nhiều loại mái tôn phù hợp với từng nhu cầu xây dựng công trình của Quý khách hàng. Mời Quý khách hàng tham khảo danh mục sản phẩm của Hải Lâm tại đây. Hãy liên hệ Hotline để được tư vấn chi tiết hơn.
- Tôn mát MT là gì? Nên dùng tonmat MT bao nhiêu sóng? - 17/06/2022
- Tôn mát giả ngói là gì? Lưu ý khi mua! - 17/06/2022
- Tole Cliplock - Hướng Dẫn Vận Chuyển, Thi Công Và Bảo Quản Từ Hải Lâm - 08/12/2021
- Tôn Cliplock Là Gì? Lý Giải Sự Phổ Biến Của Tôn Cliplock Tại Miền Trung - 08/12/2021
- Tole Klip Lok Có Thực Sự Tốt Cho Công Trình Hay Không? Đánh Giá Từ Hải Lâm - 08/12/2021
- Tất Tần Tật Những Thông Tin Cơ Bản Về Tonmat Công Ty Hải Lâm - 28/10/2021
- Bảng báo gía tôn seamlock và phụ kiện tôn seamlock, giá gốc nhà máy | Hải Lâm - 27/10/2021
- Hướng Dẫn Thi Công Chi Tiết Tấm Panel Eps Cách Nhiệt Cho Công Trình - 25/10/2021
- La phông nhựa đẹp, bảng báo giá lắp la phông cách nhiệt 2021 | Hải Lâm - 24/10/2021
- Địa Chỉ Mua La Phông Nhựa Đà Nẵng Giá Tốt Cho Mọi Công Trình - 24/10/2021