HOT LINE

0905.999.900

GÓP Ý - PHẢN HỒI:

info@hailam.com.vn
Tôn cách nhiệt Đà Nẵng
      Tôn cách âm Đà Nẵng
 tôn mát
 tôn 3 lớp

CÓ NÊN LỢP TÔN CHO NHÀ Ở TRUNG DU MIỀN NÚI?

Đặc điểm nhà ở trung du miền núi

Ngày xưa, kiến trúc nhà ở trung du miền núi đơn giản và mang đậm nét truyền thống. Mái nhà được phủ bằng cỏ tranh, lá dừa, lá cọ. Hệ thống cột kèo làm bằng gỗ, tre, nhà được che chắn bằng phên liếp nứa, bùn, đất. Cửa đi, cửa sổ rộng và thoáng với những tấm che nắng, che gió. Nhưng tất cả đều mang cung đặc điểm lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng. Kiến trúc nhà ở của đồng bào gắn liền với không gian sản xuất vật chất nuôi sống con người. Đặc điểm của hình ảnh kiến trúc khu vực trung du miền núi là hòa mình vào thiên nhiên và thân thiện với môi trường.

Kiến trúc nhà ở khu vực trung du đang có sự chuyển biến mạnh mẽ

Tuy nhiên, trong những năm đổi mới, nhiều sự biến động đã xảy ra tại khu vực này: gia tăng đột biến dân số về cơ học và tự nhiên. Nền sản xuất tự cung, tự cấp tạo ra cơ cấu bản làng theo quần cư luôn có xu hướng vào trong mang tính sinh hoạt cộng đồng cao nay bung ra theo cơ cấu kinh tế thị trường. Điều này có tác động lớn đến kiến trúc nhà ở khu vực này. Biểu hiện nằm ở các công trình được quy hoạch xây dựng bám theo các trục lộ giao thông.

Nền kinh tế phát triển thu nhập của người dân tăng lên, vì thế việc xây dựng và chăm chút đến nơi ở được người dân quan tâm. Mô hình nhà sàn, nhà đất, nhà gỗ với mái tranh, mái cọ được thay thế bằng những vật liệu tiếp cận với công nghệ hiện đại như gạch nung, bê tông, tôn, kính… Tập quán sinh hoạt cũng dần được thay đổi với đường bê tông, nhà vệ sinh tự hoại, bếp ga, tivi, tủ lạnh… và các phương tiện giao thông cũng dần được cải thiện bằng ôtô, xe máy.

Chính các yếu tố trên đã tác động mạnh đến bộ mặt kiến trúc nhà ở trung du miền núi. Những hình ảnh kiến trúc đặc thù miền núi với đặc trưng của nếp nhà sàn xưa đang dần bị thay thế bằng tôn xanh, tôn đỏ, bằng fibro xi măng. Yêu cầu đặt ra cần có sự quy hoạch rõ ràng và giải pháp hợp lý giúp nâng cao đời sống người dân nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc nhà ở khu vực này.

Là khu vực chịu nhiều thiên tai như lũ quét, lũ ống…nhất trong các khu vực, nhà ở trung du miền núi cần có thiết kế đơn giản phù hợp với phong tục tập quán nơi đây, nhưng vẫn đảm bảo được sự bền vững trước những thiên tai. Vì thế, tất cả các vật liệu xây dựng, làm nhà trong đó có vật liệu lợp mái cần đảm bảo được sự vững chắc.

Có nên lợp tôn cho nhà ở trung du miền núi?

“Có nên lợp tôn cho nhà ở trung du miền núi?” đang là vấn đề nhiều người quan tâm trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và tôn đang được ứng dụng nhiều trong công tác lợp mái.

Với độ bền cao, tôn là vật liệu lợp mái phù hợp cho nhà ở khu vực trung du miền núi. Mái lợp tôn giúp nhà ở khu vực này chống chọi với các tác động xấu của thời tiết mưa nắng, trước sức gió mạnh của những cơn lốc nếu được thi công và lắp đặt đúng cách.

Với màu sắc đa dạng, mẫu mã phong phú, sử dụng tôn lợp mái giúp tôn vinh nét đẹp mái nhà nơi đây. Đồng thời gìn giữ được vẻ đẹp kiến trúc truyền thống ở đây.

Không dừng lại ở đó, tôn lợp mái có trọng lượng nhẹ giúp quá trình thi công diễn ra nhanh hơn giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Giá thành tương đối thấp, độ bền cao hạn chế tối đa các chi phí phát sinh cho công tác bảo trì, bảo dưỡng mái tôn. Nhờ đó, giúp người dân nơi đây tiết kiệm tối đa chi phí cho công tác lợp mái.