7 cách nhận biết tôn kém chất lượng
1. Kiểm tra dòng in vi tính
Tôn nhái thường là tôn chất lượng kém nhập lậu theo cuộn từ Trung Quốc nhưng gắn mác thương hiệu lớn. Sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, loại tôn này có dấu hiệu bị phai màu và bắt đầu han gỉ.
Để phát hiện, người dùng có thể kiểm tra dòng in vi tính trên cuộn tôn. Tôn giả nếu dòng in bị nhòe, không rõ ràng, sắc nét do bị bôi xóa, in đè lên; hoặc dòng in ngắn, không hiển thị đầy đủ thông tin sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. Bạn cũng có thể kiểm tra và đối chiếu mã số của các cuộn tôn với nhà sản xuất, hoặc đại lý chính hãng.
2. Đi kiểm định mẫu tôn
Tôn nhái thương hiệu thường có giá thấp hơn nhiều so với giá bán tại các đại lý phân phối chính hãng khoảng 10-15% trên mỗi đơn giá. Trong trường hợp tôn giả tinh vi, khó phân biệt được bằng mắt thường, người dùng có thể gửi mẫu tôn về doanh nghiệp sản xuất hoặc trung tâm kiểm định của Nhà nước nếu nghi ngờ hàng nhái. Lượng tôn gửi phải ít nhất 0,5 mm tôn và thời gian kiểm định khoảng 3-4 ngày.
3. Xem ký hiệu MSC
Cán tôn mỏng hơn là một thủ thuật của các cơ sở sản xuất nhỏ nhằm “bịt mắt” người tiêu dùng. Thuật ngữ chỉ việc gian lận độ dày tôn mà giới buôn tôn thường gọi là “đôn dem” hoặc “tôn âm”. Thông thường, độ dày của tôn có dung sai +/- 0,02mm. Tuy nhiên, người dùng có thể mua phải tôn 0,35mm nhưng độ dày thực chỉ 0,28mm hoặc mỏng hơn.
Người dùng không nên mua tôn có ký hiệu “MSC” trong chuỗi mã số in ở mặt sau tấm tôn. Đây là ký hiệu “ngầm” của giới buôn “tôn âm”, để người bán hạ giá thành nếu cuộc ngã giá với khách chưa thành.
4. Kiểm tra thông số độ dày
Tôn bị “đôn dem” có thể là loại chính hãng, mỏng hơn nhưng bị tẩy thông số kỹ thuật. Do độ dày tôn chỉ tính bằng mm, nên người mua khó nhận biết bằng mắt thường. Giá thành thường rẻ hơn 15.000-25.000 đồng trên mỗi mét vuông so với tấm tôn quy chuẩn.
Tẩy xóa thông số độ dày in trên tấm tôn là một thủ thuật được các chủ cửa hàng buôn tôn giả trọng dụng. Mã số sản phẩm tôn thật là TKPMXXXXxxxx0,40mm (độ dày 0,4mm) có thể tẩy thành TKPMXXXXxxxx0,45mm (độ dày 0,45mm). Vì vậy, không nên mua tôn bị tẩy xóa, hoặc nhập nhèm con số chỉ độ dày.
5. Kiểm tra trọng lương tôn, cân tôn
Người dùng có thể mua tôn theo cân hoặc yêu cầu chủ cửa hàng cân tôn đối chiếu. Trọng lượng mỗi mét “tôn âm” thường nhẹ hơn nhiều so với hàng chuẩn. Chẳng hạn như tôn lạnh màu khổ 1.200 mm, độ dày sau mạ 0,4mm thì nặng khoảng 3,3-3,5kg, nhưng tôn “MSC” thường nhẹ hơn ít nhất 0,4-0,5kg.
6. Đo độ dày bằng thước hoặc máy
Dùng thước kẹp hoặc máy đo cầm tay là cách xác định độ dày tôn chính xác nhất. Khi sử dụng máy đo cầm tay, người dùng cần lưu ý cách đo tôn đúng chuẩn, đặt vuông góc và khít với tôn. Nếu đặt nghiêng thước đo, kết quả đo có thể không chính xác, nhưng dung sai độ dày chỉ khoảng 0,02mm.
7. Kiểm tra lại tôn khi giao nhận
Khi xem tôn tại cửa hàng, chủ cơ sở kinh doanh có thể đưa khách xem mẫu tôn chính hãng và hẹn vận chuyển đến công trình sau. Tôn có thể bị đánh tráo bằng hàng nhái, hàng mỏng hơn. Người dùng nên cẩn thận kiểm tra lại lần nữa.
Nguồn: thegioivatlieuxaydung
- Tôn mát MT là gì? Nên dùng tonmat MT bao nhiêu sóng? - 17/06/2022
- Tôn mát giả ngói là gì? Lưu ý khi mua! - 17/06/2022
- Tole Cliplock - Hướng Dẫn Vận Chuyển, Thi Công Và Bảo Quản Từ Hải Lâm - 08/12/2021
- Tôn Cliplock Là Gì? Lý Giải Sự Phổ Biến Của Tôn Cliplock Tại Miền Trung - 08/12/2021
- Tole Klip Lok Có Thực Sự Tốt Cho Công Trình Hay Không? Đánh Giá Từ Hải Lâm - 08/12/2021
- Tất Tần Tật Những Thông Tin Cơ Bản Về Tonmat Công Ty Hải Lâm - 28/10/2021
- Bảng báo gía tôn seamlock và phụ kiện tôn seamlock, giá gốc nhà máy | Hải Lâm - 27/10/2021
- Hướng Dẫn Thi Công Chi Tiết Tấm Panel Eps Cách Nhiệt Cho Công Trình - 25/10/2021
- La phông nhựa đẹp, bảng báo giá lắp la phông cách nhiệt 2021 | Hải Lâm - 24/10/2021
- Địa Chỉ Mua La Phông Nhựa Đà Nẵng Giá Tốt Cho Mọi Công Trình - 24/10/2021