3 lưu ý khoa học và phong thủy mái nhà quan trọng
Những lưu ý khoa học khi thiết kế mái nhà
Mái nhà trong kiến trúc ngày nay rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao nhưng dù thiết kế theo phong cách nào thì chúng ta vẫn luôn luôn lưu ý đáp ứng 3 chức năng quan trọng của mái nhà trong phong thủy: "Bài thủy - cách nhiệt - triệt lôi".
1. Yếu tố bài thủy
Để mái nhà vững chắc trong mùa mưa gió của miền nhiệt đới xưa ông cha ta thường dùng rơm rạ để làm mái vì đây là chất liệu ngậm nước và khả năng thoát nước mạnh. Nhưng ngày nay để làm mái, con người có nhiều sự lựa chọn về vật liệu như tôn, ngói, tấm lợp sinh thái....Dù là nguyên liệu gì thì mái vẫn phải đảm bảo độ dốc để thoát lượng nước càng nhanh càng tốt.
2. Yếu tố cách nhiệt
Ngoài việc an toàn vào mùa mưa thì mái cần tạo cho không khí mát mẻ những ngày hè nóng bức; đây cũng là lý do người xưa thường dùng rơm rạ. Do vậy, theo mục đích sử dụng mà ta cần lựa chọn những vật liệu thích hợp: mái để ở nên dùng ngói, hoặc tôn cách nhiệt hoặc tấm lợp sinh thái...
3. Yếu tố triệt lôi của ngôi nhà
Mái nhà đảm bảo nguyên tắc triệt lôi liên quan trực tiếp đến sinh mạng của các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo yếu tố này trong phong thủy, khi làm mái nhà cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất.
Những kiêng kị phong thủy và cách khắc phục với từng loại hình mái nhà:
1. Nóc mái hình tam giác
Với mái hình tam giác lại có độ dốc quá lớn dễ làm cho khí trong và ngoài nhà biến đổi dị thường. Bởi vậy, cách khắc phục tốt nhất là cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mới nghiêng ra ngoài, như vậy vừa đẹp lại vừa phù hợp với yêu cầu phong thủy.
2. Mái dốc về một phía
Kiểu mái này dễ làm cho ánh nắng chiếu dọi vào trong nhà, làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ khí của cơ thể người. Khắc phục bằng cách nâng cao một mái lên cách mặt là 3m và ở phía bên kia nên thiết lập mái mới, dài 3m là lý tưởng nhất.
3. Mái bằng
Ngày nay, nhiều người thường thiết kế kiểu mái này để tận dụng làm sân thượng, đồng thời làm sân phơi hoặc hóng mát buổi tối. Vì là mái bằng phẳng nên truyền nhiệt khá nhanh, khiến không khí trong nhà luôn nóng bức về mùa hè và lạnh lẽo về mùa đông, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bên trong. Khắc phục bằng cách: nếu mái gỗ thì nên nâng cao nền, nếu giấy dán tường trong nhà là loại plastic thì nên đổi bằng vải hoặc ốp ván mỏng; nếu nhà kiểu Tây hoặc biệt thự, có thể bóc gõ những vật liệu hợp chất hóa học, vật liệu tổng hợp kiểu mới ra ốp bằng ván gỗ mỏng lên tường, mặt nền nên lát bằng gỗ dày sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, ấm áp hơn.
4. Mái giữa cao hai bên thấp
Mái nhà này lồi lõm không bằng phẳng, tốc độ nước mưa xối xuống nhanh và mức độ xâm thực của nước cũng tăng, vật liệu chóng mục và chỗ tiếp giáp của mái cũng bị ảnh hưởng không tốt. Khi lựa chọn dùng loại mái này, cần phải chú ý tới việc lắp đặt vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.
Mái nhà cao có vai trò rất quan trọng trong việc tránh nước mưa và gió. Do đó, khi xây mái nhà nhất định phải biết sự cần thiết, phải xây mái cao và chú ý đến chất liệu làm mái nhà. Hiện nay có rất nhiều vật liệu xây dựng, độ nghiêng dốc của mái nhà cũng phải phụ thuộc vào chất liệu xây dựng. Chất liệu làm mái cũng nên lựa chọn những loại thuộc về thực vật có chứa nước như rơm rạ, cỏ, cỏ tranh, tấm ván... Độ nghiêng của mái nhà phải lớn mới có thể chống nước mưa dễ dàng. Nếu dùng ngói thì phần ngói xếp đè lên nhau phải lớn để tránh nước mưa chảy ngược lại hoặc bị gió lật ngược. Ngoài ra, cũng có thể dùng tấm thép, tấm nhôm để lợp mái nhà, có điều giá thành cao hơn.
Bất kể mái nhà làm bằng chất liệu gì, có hình dạng như thế nào thì việc chống mưa dột, gió lùa là điều rất quan trọng. Bởi thế cần phải sớm sửa chữa phần mái bị dột nước mưa để giảm bớt nguy hiểm. Trong sách cổ xưa người ta gọi là "vị vũ trù mưu".
Nhà bị dột nước hay mái trên ngói nhà không chắc chắn là dấu hiệu người trong nhà bị bệnh tật, cần phải cẩn thận. Mái nhà không chắc chắn thể hiện ngôi nhà đã quá cũ.
Mái nhà là bộ phận quan trọng và nổi bật của mỗi nhà; nếu mái nhà bị dột mưa hay ngói trên nhà không chắc chắn là do thiếu tu sửa. Hơn nữa nhà bị dột sẽ dẫn đến tai họa liên tiếp, bởi thế người ta có câu: "nhà dột do gặp nhiều mưa liên tiếp, thuyền hỏng do nằm ở đầu gió".
- Tôn mát MT là gì? Nên dùng tonmat MT bao nhiêu sóng? - 17/06/2022
- Tôn mát giả ngói là gì? Lưu ý khi mua! - 17/06/2022
- Tole Cliplock - Hướng Dẫn Vận Chuyển, Thi Công Và Bảo Quản Từ Hải Lâm - 08/12/2021
- Tôn Cliplock Là Gì? Lý Giải Sự Phổ Biến Của Tôn Cliplock Tại Miền Trung - 08/12/2021
- Tole Klip Lok Có Thực Sự Tốt Cho Công Trình Hay Không? Đánh Giá Từ Hải Lâm - 08/12/2021
- Tất Tần Tật Những Thông Tin Cơ Bản Về Tonmat Công Ty Hải Lâm - 28/10/2021
- Bảng báo gía tôn seamlock và phụ kiện tôn seamlock, giá gốc nhà máy | Hải Lâm - 27/10/2021
- Hướng Dẫn Thi Công Chi Tiết Tấm Panel Eps Cách Nhiệt Cho Công Trình - 25/10/2021
- La phông nhựa đẹp, bảng báo giá lắp la phông cách nhiệt 2021 | Hải Lâm - 24/10/2021
- Địa Chỉ Mua La Phông Nhựa Đà Nẵng Giá Tốt Cho Mọi Công Trình - 24/10/2021