HOT LINE

0905.999.900

FEEDBACK:

info@hailam.com.vn
Tôn cách nhiệt Đà Nẵng
      Tôn cách âm Đà Nẵng
 tôn mát
 tôn 3 lớp

Tư vấn cách chống bão mái tôn hiệu quả cho cư dân miền Trung

1. Vít chặt hệ thống mái vào khung nhà 

Tôn lợp mái thường là vật cản phẳng và rộng đối với gió và nó cũng nhận được toàn bộ sức mạnh. Nếu như khung của mái nhà và toàn bộ mái lợp không được vít chặt để tạo mái nhà chống bão hiệu quả thì mái lợp có thể bị cuốn theo gió to. Mái nhà hư hại, đặc biệt trong những mái lợp không được vít chặt là nguyên nhân chung của thiệt hại lớn tới cấu trúc của ngôi nhà trong gió lớn, vì thế chúng ta nên gia cố mái tôn chống bão. 

Trong khi thi công mái tôn bạn cần phải giám sát đội thợ xem có vít chặt tôn hay chưa. Cũng có thể sau thời gian sử dụng thì đinh vít đã bị lỏng, nên sau một quá trình sử dụng bạn phải kiểm tra lại, nhất là khi sắp đến mùa bão thì nên gia cố lại, đó là cách phòng và cách chống bão cho nhà mái tôn quan trọng. 

Khoảng cách giữa các ốc vít phụ thuộc vào sức mạnh và thiết kế của mái lợp. Nhìn chung khoảng cách giữa các đinh vít nên gần mép của tấm lợp.

Đối với những vùng thường xuyên chịu bão thì mái nhà cần được gắn với khung nhà bằng loại đinh vít chắc chắn, vít cường độ cao và tăng thêm số lượng vít tại các vị trí thanh kèo cuối (5 vít/m dài).  

Đã có rất nhiều trường hợp nhiều gia đình chủ quan không cố định mái bằng đinh vít đúng cách nên các mảnh vỡ đã đâm thủng tấm lợp, thậm chí gió vào nhà gây ảnh hưởng tới cấu trúc nhà, phá hỏng đồ đạc và ảnh hưởng tới tính mạng con người.

 

2. Cố định các góc của mái nhà

Thường thì để chống bão cho nhà mái tôn, người ta sẽ bao phủ một tấm kim loại để bảo vệ ở tất cả các cạnh của mái lợp như dọc theo các góc nhà thì gió sẽ không làm tốc mái được. 

Bên cạnh đó cần có liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.

Đối với các tòa nhà nằm gần biển, cách chống bão cho nhà mái tôn là nên sử dụng loại bu lông ốc vít bằng inox để chống ăn mòn hiệu quả. 

 

3. Cách chống bão cho nhà mái tôn bằng việc sử dụng nẹp

Sử dụng nẹp thép thông thường (40×4). Khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão  L ≤ 2,5m. Loại nẹp chống bão này thông dụng, dễ thi công nhưng có nhược điểm là đọng rác trên mái (lá cây, hoa rụng…) và không thoát nước mưa nhanh vì vậy cần phải thường xuyên vệ sinh bề mặt mái. 

Cũng có thể dùng các thanh sắt, gỗ, tre để nẹp mái theo chiều ngang cách nhau 1,2-1,5m cho fibrôximăng và 1,5-2m cho mái tôn. Để cách chống bão cho nhà mái tôn hiệu quả hơn, có thể cố định các thanh nẹp bằng cách bắt vít cường độ cao hoặc xâu bằng dây thép 02 (Ø 2mm) vào xà gồ. 

Sử dụng các thanh nẹp kiên cố sẽ giúp mái tôn chắc chắn hơn tuy nhiên cũng không cần quá tốn kém để mua vật liệu làm nẹp mà có thể tận dụng những vật liệu có sẵn như gỗ tre nứa để làm thanh nẹp, chỉ cần mất chi phí mua dây xâu thép. Nếu có điều kiện tốt nhất nên dùng thanh sắt làm nẹp. 

 

4. Sử dụng tôn lợp mái an toàn, bền bỉ

Mời quý khách tham khảo các sản phẩm tôn lợp tại Hải Lâm: http://hailam.com.vn/san-pham