CÁC GIẢI PHÁP GIÚP MÁI TÔN CHỐNG CHỌI VỚI GIÓ BÃO
Sử dụng bao cát – giải pháp chống gió bão từ xa xưa
Đây là giải pháp người dân sử dụng từ lâu để giúp mái tôn chống chịu với gió bão. Những bao cát có trọng lượng từ 15 – 20kg được đặt lên đầu hoặc phần mép các tấm lợp, mỗi bao cách nhau từ 1 – 1.5m tại các vị trí gần xà gồ hoặc vì kèo.
Khi sử dụng cách chống bão cho nhà mái tôn bằng bao cát cho những mái nhà có độ dốc lớn cần kết những bao cát với nhau bằng dây vắt qua đỉnh mái để tránh trôi trượt.
Sử dụng bao cát khá tốn thời gian và công sức. Cát rơi vãi trên mái tôn với tác động kéo trượt bao cát gây ra các vết xước trên tấm tôn, là những tác nhân gây rỉ sét mái tôn, làm giảm thọ mái tôn.
Tăng số lượng vít khi lợp mái
Đối với nước ta, đặc biệt là các tỉnh duyên hải miền Trung- nơi hứng chịu số lượng cơn bão nhiều nhất cả nước. Vì thế, công tác gia cố mái tôn chống chịu với gió bão là điều cần thiết.
Vi thế, khung mái nhà và toàn bộ mái lợp phải được vít chặt để tạo mái nhà chống bão hiệu quả. Trong khi thi công, nên giảm sát quá trình thi công lợp mái tôn xem vít đã được gắn chặt hay chưa? Nếu cần thì nên thêm số lượng vít để đảm bảo độ chắc chắn cho mái tôn.
Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là sắp tới mùa mưa bão nên kiểm tra và gia cố lại hệ thống đinh vít. Đây là cách phòng và chống bão cho nhà mái tôn hiệu quả.
Lưu ý: khi chọn vít bắn tôn nên chọn vít có gioăng cao su, làm kín nước sau khi lắp mái, vít bắn tôn có tuổi thọ tương đương mái tôn, tránh hiện tượng đinh vít bị ăn mòn gây rỉ sét mái tôn.
Sử dụng nẹp mái tôn
Sử dụng hệ thống nẹp mái tôn cũng là cách chống gió bão cho nhà mái tôn đang được tin dùng hiện nay.
Sử dụng nẹp thông thường (40×4), khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão L<2.5m. Có thể dùng các thanh sắt, gỗ, tre để nẹp mái theo chiều ngang cách nhau 1.5 – 2m. Để hiệu quả chống bão cho nhà mái tôn được tốt hơn, nên cố định các thanh nẹp bằng cách bắn vít cường độ cao hoặc xâu bằng dây thép 02 (2mm) vào xà gồ.
Tuy nhiên, dùng giải pháp này có nhược điểm đọng rác trên mái và việc thoát nước mưa không nhanh có thể gây hiện tượng tràn nước và thấm dột. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thanh gỗ hay thanh sắt làm vật liệu nẹp được đặt trên mái tôn, có thể gây ra các hiện tượng ăn mòn, rỉ sét, làm giảm tuổi thọ mái tôn.
Sử dụng ke chống bão cho nhà mái tôn
Giải pháp này giúp tăng tiết diện liên kết giữa mái và xà gồ. Ke chống bão có độ bền cao, chịu được sức gió lớn giật cấp 10 – 12, có nhiều hình dáng khác nhau phù hợp với các loại sóng tôn khác nhau.
Sử dụng ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao giữa hai tấm tôn, giúp ngăn gió luồn vào, giữ chắc mái tôn với xà gồ không bị tốc bay khi có gió bão.
Các giải pháp trên đều ngăn chặn nguy cơ tốc mái, bảo vệ tính mạng, tài sản của các hộ gia đình và doanh nghiệp trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, các giải pháp đó tốn thời gian, gây mất thêm chi phí, tính thẩm mỹ mái nhà không cao và có thể ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của mái tôn. Vậy có giải pháp nào lâu dài và mang lại hiệu quả chống gió bão cao cho nhà mái tôn?
- What is MT roofing? How many waves should I use tonmat MT? - 17/06/2022
- What is fake roofing tiles? Note when buying! - 17/06/2022
- Tole Cliplock - Instructions for Transportation, Construction and Storage from Hai Lam - 08/12/2021
- What is Cliplock corrugated iron? Explaining the Popularity of Cliplock Corrugated Iron in the Central Region - 08/12/2021
- Is Tole Klip Lok Really Good For Construction? Review From Hai Lam - 08/12/2021
- All Basic Information About Tonmat Hai Lam Company - 28/10/2021
- Price List of Seamlock Corrugated Iron and Seamlock Corrugated Iron Accessories, Original Factory Price | Hai Lam - 27/10/2021
- Detailed Construction Instructions for Eps Heat Insulation Panels for Buildings - 25/10/2021
- Beautiful plastic curtains, price list for installing heat-insulated curtains 2021 | Hai Lam - 24/10/2021
- Address to Buy Da Nang Plastic Lattes at Good Prices for All Projects - 24/10/2021