HOT LINE

0905.999.900

GÓP Ý - PHẢN HỒI:

info@hailam.com.vn
Tôn cách nhiệt Đà Nẵng
      Tôn cách âm Đà Nẵng
 tôn mát
 tôn 3 lớp

CẦN CHÚ Ý MÁI NHÀ TRƯỚC NGÀY MƯA!

Tầm quan trọng mái nhà trong công trình

Mái nhà là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một công trình, được xây dựng, thiết kế để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết.

Nhìn chung, mái nhà có nhiệm vụ chính là bảo vệ công trình chống lại mưa gió. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kết cấu của tòa nhà, mái nhà có thể được thiết kế để bảo vệ chống lại nhiệt, ánh sáng mặt trời, tuyết, thời tiết lạnh và gió. Nhiều cấu trúc mái nhà sử dụng tấm lợp để bảo vệ chống lại các tác động xấu từ nắng, gió và mưa nhưng vẫn có thể tiếp nhận một phần ánh sáng; hoặc mái che bằng vật liệu có khả năng bảo vệ chống lại tác tác động xấu từ ánh sáng mặt trời, nhưng vẫn tiếp nhận các yếu tố khác như gió, nhiệt độ.

Ngày nay, mái nhà không chỉ có chức năng che chắn mưa nắng, cách nhiệt, đảm bảo an toàn bền vững cho ngôi nhà và con người sống trong đó mà còn góp phần quan trọng tạo nên diện mạo kiến trúc và linh hồn của ngôi nhà. Mái nhà góp phần làm nên những “bài thơ” trong kiến trúc, những giai điệu tươi sáng hay trầm đục trong bản nhạc hình khối, không gian.

Theo phong thủy, mái nhà là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà, là quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên.

 

Có những dạng mái nào?

Hiện nay, kiến trúc nhà ở phổ biến 2 loại mái chính là mái bằng và mái dốc.

 

Nhà mái bằng 

Là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông, được áp dụng trong những ngôi nhà mặt phố hiện đại, sang trọng và cao cấp, toát lên vẻ đẹp hiện đại và thời thượng cho căn nhà.

Ưu điểm của kiểu nhà này là thiết kế khá gọn, vững chắc phù hợp với những công trình nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ ngách và những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp.

Tuy nhiên, độ dốc nhỏ nên khả năng thoát nước chậm, ứ đọng gây thấm dột tạo nên các vết loang trên tường làm mất thẩm mỹ công trình. Nhà mái bằng có trọng lượng rất nặng, gây áp lực lớn cho phần móng. Ngoài ra, mái bằng thường có hiện tượng co giãn khi thời tiết thay đổi gây ra các vết nứt trên mái nhà, hiện tượng thấm dột diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng tới chất lượng công trình và cuộc sống các thành viên sóng dưới không gian đó.

 

Nhà mái dốc

Là kiểu nhà ở thấp tầng có phần mái đưa ra khỏi thân nhà từ 60cm đến 150cm để làm nổi bật hình khối kiến trúc đặc trưng, được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc Việt Nam.

Nhà mái dốc

Nhà mái dốc mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho các công trình, góp phần tạo hình kiến trúc cho các công trình. Với độ dốc hợp lý, nước mưa chảy nhanh hơn, nâng cao khả năng chống thấm, chống dột cho mái nhà. Kiến trúc mái dốc được ứng dụng linh hoạt trên mọi diện tích đất với chi phí vừa phải và thời gian thi công nhanh.

Tuy nhiên, việc di chuyển trên mái khó khăn và không tận dụng được không gian trên mái như mái bằng. Ngoài ra, nhà mái dốc cần phải kiểm tra cẩn thận khi mùa mưa bão về để kịp thời khắc phục các sự cố tránh hiện tượng tốc mái và thấm dột.

 

Những lưu ý về mái nhà trước mùa mưa bão

Mùa mưa bão đến, việc kiểm tra mái nhà thường được người dân chủ trọng nhằm khắc phục các sự cố để tránh những tác động xấu của môi trường vào không gian sống qua mái. Công tác công trình kiểm tra mái nhà gồm 2 việc quan trọng là kiểm tra hệ thống máng xối, thoát nước và kiểm tra thấm dột mái nhà.

 

Kiểm tra hệ thống máng xối, thoát nước

Đây là việc quan trọng hàng đầu, đảm bảo việc thoát nước mưa, tránh hiện tượng ứ đọng không thoát nước trên mái khi có mưa.

Kiểm tra máng xối có bị rác bịt kín hay độ dốc không đảm bảo ngăn cản dòng chảy nước mưa, gây ra hiện tượng ứ trên mái nhà.

Kiểm tra ống thoát nước có gắn chặt vào máng xối hay không? Có bị tắc do rác thải hay không? Nếu có tiến hành xử lý kịp thời để việc thoát nước diễn ra thuận lợi khi có mưa đến. 

 

Kiểm tra thấm dột mái nhà

Việc nước mưa thấm dột từ mái nhà xuống ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Vì thế việc chống thấm dột mái nhà là vô cùng quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu là nước len lỏi vào nhà qua các lỗ thủng tại mũ đinh vít bị rỉ sét, các lỗ thủng tại tấm tôn hoặc chỗ tiếp giáp với các tấm tôn.

Kiểm tra bằng cách phun nước trên mái nhà, xác định lỗ thủng. Tiến hành sửa chữa bằng cách thay thế đinh vít bị rỉ sét hoặc dùng keo silicon bịt lại các lỗ thủng nhỏ. Với lỗ thủng lớn, sử dụng các tấm tôn cùng loại gắn lại làm giải pháp khắc phục tạm thời khi cần thiết.